Sự Kiện EWV#15 Số 1 - Sự Kiện Mở Màn

Tọa Đàm Khoa Học và Nghệ Thuật – Chủ Đề Đông Dương

“Đông Dương / Indochine / Indochina: Lịch Sử, Ký Ức, Chiêm Nghiệm, & Tương Tác Đương Đại”

28-31/8/2024, Huế, Việt Nam

Đông Dương (Indochine trong tiếng Pháp, và Indochina trong tiếng Anh) chỉ nhóm các thuộc địa và bảo hộ quốc mà Pháp đã thành lập vào thế kỷ 19 và kiểm soát cho đến giữa thế kỷ 20 bao gồm toàn bộ lãnh thổ ngày nay của Việt Nam, Lào, Campuchia và một phần tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Đây là một giai đoạn có tính bản lề trong lịch sử Việt Nam và khu vực. Giai đoạn Đông
Dương định hình và tác động đến bức tranh địa chính trị và quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới xuyên suốt suốt thế kỷ 20.

Trong khuôn khổ của sự kiện lần này, chúng tôi sẽ tập trung vào Đông Dương trong bối cảnh Việt Nam. Đông Dương mang trong mình cả một trường nghĩa với rất nhiều nội hàm, suy tưởng, liên hệ. Đông Dương là một thực thể, gắn liền với những phong trào cách mạng, cuộc chiến tranh Đông Dương, Điện Biên Phủ, và cũng gắn liền với những cách tân, cải tổ về nhiều mặt, từ hành chính, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa cử, đến giao thông, thuế má, thương mại.

Đông Dương cũng gắn với sự du nhập và hình thành của những giá trị mới trong xã hội Việt Nam thời đó. Đông Dương, từ góc độ đơn ngành và liên ngành, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành như lịch sử, khoa học chính trị, nghiên cứu châu Á, nghiên cứu khu vực, ngoại giao và quan hệ quốc tế, y học, nông nghiệp, địa lý, nhân học, luật, nghiên cứu (hậu) thuộc địa, di cư, giới, dân tộc học, mỹ thuật, kiến trúc, văn học, giáo dục, xã hội học, ngôn ngữ, sân khấu điện ảnh, âm nhạc, du lịch, v.v.

Nhiều công trình nghiên cứu Đông Dương và liên quan đến Đông Dương đã được xuất bản
trên thế giới và Việt Nam. Đông Dương cũng thường được nhắc đến như một phong cách, tinh
thần, cốt cách với những định dạng, màu sắc, âm hưởng riêng. Đông Dương chứng kiến và ươm
mầm cho những giao thoa văn hóa và giao thoa phong cách trong hội họa, kiến trúc, âm nhạc,
thời trang, trang phục, thẩm mỹ, thi ca, ẩm thực, giải trí, xuất bản, in ấn, quảng cáo, v.v. với những sáng tạo đặc sắc, tinh tế đầy cảm hứng, quyến rũ xuyên thời gian, không gian.

Trải qua những biến thiên lịch sử, Đông Dương cùng những âm hưởng, phong cách, tinh thần,
cốt cách và di sản gắn với Đông Dương vẫn đóng nhiều vai trò trong đời sống đương đại, từ hàn lâm đến sáng tạo, từ nghiên cứu đến thực hành, là nguồn cảm hứng cho quá trình kiến tạo tri thức cũng như nền công nghiệp văn hóa, sáng tạo đã và đang hình thành, phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và những khu vực trên thế giới có cộng đồng người Việt Nam sinh sống.

Sự kiện mở màn EWV#15 Kick-off với chủ đề Đông Dương gồm các bài nói chuyện chuyên sâu
của các học giả, nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực. Bên cạnh các bài tham luận chuyên đề và thảo luận, tọa đàm khoa học sẽ có các hoạt động nghệ thuật như ca nhạc, triển lãm sắp đặt, trưng bày nhiếp ảnh, hội họa, ký họa, chiếu phim, v.v. Chương trình diễn ra tại nhiều không gian ở Huế (+Đà Nẵng), cùng những trải nghiệm trên chuyến tàu di sản nối Huế và Đà Nẵng.

Trân trọng!
Phan Lê Hà & Liam C. Kelley
Nhà sáng lập, Tổ chức, và Điều hành Engaging With Vietnam

Chương Trình

28/8/2024: Thứ Tư

Địa điểm: Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế

Địa chỉ: 23-25 Lê Lợi – Phường Vĩnh Ninh – Thành phố Huế – Thừa Thiên – Huế

8:00 ✧ Khai mạc

Phát biểu khai mạc và chào mừng

Bài nói chuyện của GS Thái Kim Lan (Lan Viên Cố Tích, Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương)

8:30-12:00 ✧ Phiên 1 - Đông Dương: Hội họa, Mỹ thuật, và Tương tác đương đại

Điều hành: Nguyễn Sử (Nhà nghiên cứu mỹ thuật, NCS Đại học Waseda, Nhật Bản)

*** Lưu ý: Có nghỉ giải lao, trà cà-phê giữa phiên

“Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật ĐôngDương”

Trịnh Lữ (Họa sĩ, dịch giả, Hà Nội)

“Huế trong Hội họa và Mỹ thuật Đông Dương”

PGSTS. Phan Thanh Bình (Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế)

“Tranh Đông Dương trên các sàn đấu giá quốc tế và những câu chuyện phía sau”

Kevin Vương (Nhà nghiên cứu mỹ thuật, NCS ĐH Hamburg, Đức)

12:00-13:30 ✧ Ăn Trưa

13:30-17:30 ✧ Phiên 2 - Đông Dương: Kiến trúc, Mỹ thuật, Hội họa, & Giao thoa văn hoá

Điều hành: KTS TS. Lê Phước Anh (Trường Liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN)

*** Lưu ý: Có nghỉ giải lao, trà cà-phê giữa phiên

“Giao thoa văn hoá Đông -Tây qua các hoa văn trang trí trên một số di vật đồ đồng tiêu biểu thời Nguyễn tại Huế”

TS. Phan Lê Chung (Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế)

“Giới thiệu các công trình kiến trúc kiểu Đông Dương trong hệ thống kiến trúc cung đình Huế”

TS. Phan Thanh Hải (Sở VHTT Thừa Thiên Huế)

“Tái tạo không gian thiêng- Cách tân trong kiến trúc chùa Việt Nam giai doan 1900-1960”

Nguyễn Sử (NCS Đại học Waseda)

“Người trí thức và thời cuộc: Nhìn từ cuộc đời, tâm thế và sáng tạo của Kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật”

Architect Dr. Lê Phước Anh (Trường Liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN)

18:00-21:00: Hẹn hò Đông Dương, café, kể chuyện, ký họa, và hát cùng nhau

Địa điểm: Không gian “Phía Sau Những Cánh Cửa – Dạ Khúc Mưa”, 3 Phạm Ngũ Lão

29/8/2024: Thứ Năm

Địa điểm: Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế

Địa chỉ: 23-25 Lê Lợi – Phường Vĩnh Ninh – Thành phố Huế – Thừa Thiên – Huế

8:30-12:30 ✧ Phiên 3 - Trào lưu, Giá trị tư tưởng, & Cách Tân đầu thế kỷ 20

Điều hành: PGSTS. Trần Kiên (Đại học Luật – ĐHQG Hà Nội)

*** Lưu ý: Có nghỉ giải lao, trà cà-phê giữa phiên

“Phấn son tô điểm sơn hà: Trình diễn giới nữ của Phụ nữ tân văn

TS. Phùng Hà Thanh (ĐH Ngoại Ngữ, ĐHQG HN)

“Đại học Đông Dương: Từ phong trào bài hát thanh niên lịch sử đến chủ nghĩa quốc tế”

Nguyễn Trương Quý (Nhà văn, nhà nghiên cứu, Hà Nội)

“Chương trình 14 điểm của Hòa Kỳ (1918) với Phong trào Cách mạng Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam sau Chiến tranh Thế giời thứ nhất”

TS. Lê Nam Trung Hiếu (ĐH Duy Tân, Đà Nẵng)

“The Colonies Strike Back: When the colonial learnt from the colonized – Từ phòng thí nghiệm thuộc địa tới xã hội chính quốc: trường hợp Việt Nam thuộc Pháp”

PGSTS. Trần Kiên (Đại học Luật – ĐHQG Hà Nội)

12:30-14:00 ✧ Ăn Trưa

14:00-16:00 ✧ Phiên 4 (Phần 1) - Công nghiệp sáng tạo & văn hóa: Tác phẩm & dự án điện ảnh có bối cảnh/chất liệu Đông Dương

Đối thoại điện ảnh: Phim “Kiếp Hoa” và “Đến Hẹn Lại Lên”
Chủ trì & Giới thiệu phim: Nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý

14:00-17:30 ✧ Phiên 4 (Phần 2) - Công nghiệp sáng tạo & văn hóa: Tác phẩm & dự án điện ảnh có bối cảnh/chất liệu Đông Dương

Chủ trì thảo luận tổng thể: Nhà văn Nguyễn Trương Quý

Tham gia thảo luận: PGS.TS. Trần Thị An (Trường Liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN), KTS Trần Quang Trung (ACCESS Design Lab), TS. Phùng Hà Thanh (ĐH Ngoại Ngữ, ĐHQG HN), Nguyễn Thụy Phương (University of Geneva, Switzerland, & Université Paris Cité, France), và GSTS. Phan Lê Hà (Sáng lập Engaging With Vietnam)

30/8/2024: Thứ Sáu

Trải nghiệm Chuyến tàu Di sản Huế - Đà Nẵng

7h15: Tập trung ở Ga Huế

7:30: Xuất phát từ nhà ga Huế (tàu HĐ1), đến ga Đà Nẵng khoảng 10:35

11:00-14:00: “Tản mạn Đông Dương và Công nghiệp văn hóa sáng tạo tại các không gian càphê và nghệ thuật; Thăm một số công trình tiêu biểu thời Đông Dương như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Tòa Đốc lý, Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng” (Lưu ý: Đây là gợi ý của Ban tổ chức. Tuy nhiên, đại biểu có thể tự chọn hoạt động và điểm thăm quan)

16:00: Lên tàu HĐ4 tại ga Đà Nẵng, tới Huế lúc 17:45

31/8/2024: Thứ Bảy

9:00 ✧ Thăm điện Kiến Trung & một số công trình Đông Dương trong thành

(Hoạt động tùy chọn; đại biểu mua vé thăm quan tại điểm di tích)

Engaging With Vietnam #15 Kick-off Event

Focal Theme

“Đông Dương / Indochine / Indochina: Histories, Memories,
Reflections, & Contemporary Interactions”

28-31/2024, Huế, Việt Nam

Đông Dương (Indochine in French, and Indochina in English) refers to a group of colonial territories and protectorates that the French established in the nineteenth century and controlled until the mid-twentieth century, covering the entire area of today’s Vietnam, Laos, Cambodia, and part of Guangdong province, China.

This was a pivotal period in the history of Vietnam and the region. The Đông Dương era shaped and influenced the geopolitical landscape and international relations in the region and globally throughout the 20th century.

Within the framework of this event, we will focus on Đông Dương in the context of Vietnam. Đông Dương encompasses a broad spectrum of meanings, thoughts, and connections. It is an entity closely associated with revolutionary movements, the Indochina Wars, the Battle of Dien Bien Phu, and also linked to reforms and overhauls in various aspects such as administration, law, culture, society, education, academia, transportation, taxation, and commerce. Đông Dương is also connected to the introduction and formation of new values in the Vietnamese society of that era.

Đông Dương, from single-discipline and interdisciplinary perspectives, is a subject of study across various fields such as history, political science, Asian studies, regional studies, diplomacy and international relations, medicine, agriculture, geography, anthropology, law, postcolonial studies, migration, gender studies, ethnology, fine arts, architecture, literature, education, sociology, linguistics, theater, cinema, music, tourism, etc. Numerous research works related to Đông Dương have been published globally and in Vietnam.

Đông Dương is also often referred to as a style, a spirit, and a character with unique formats, colors, and sounds. It has witnessed and nurtured cultural and stylistic interchanges in painting, architecture, music, fashion, attire, aesthetics, poetry, cuisine, entertainment, publishing, printing, and advertising, among others, characterized by distinctive, refined, inspiring, and timelessly appealing creations.

The EWV#15 Kick-off event with the theme of “Đông Dương/Indochine/Indochina” will include in-depth talks by scholars and researchers from various fields. In addition to thematic presentations and discussions, this scholarly forum will feature artistic activities such as music performances, installations, displays of photographs, paintings, and sketches, and film screenings, etc.

The program will take place in various venues in Huế (plus Đà Nẵng), as well as on the heritage train connecting Huế and Đà Nẵng. The event is organized by Engaging With Vietnam and its partners in Vietnam.

Warmly,

Phan Le Ha & Liam C. Kelley
Founders, Engaging With Vietnam
Conveners and Organizers, Engaging With Vietnam Conference Series

Program

28/8/2024: Wednesday

Location: Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế

Address: 23-25 Lê Lợi – Phường Vĩnh Ninh – Thành phố Huế – Thừa Thiên – Huế

8:00 ✧ Opening Ceremony

Opening and Welcome Speeches

Talk by Professor Thái Kim Lan (Lan Viên Cố Tích, Hương River Antique Pottery Museum)

8:30-12:00 ✧ Session 1 - Đông Dương: Hội họa, Mỹ thuật, và Tương tác đương đại / Indochina: Painting, Fine Arts, and Contemporary Interactions

Moderator: Nguyễn Sử (Art researcher and PhD candidate, Waseda University, Japan)

*** Note: There will be breaks with tea and coffee between sessions

“Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật ĐôngDương”

[Painter/Artist Trịnh Hữu Ngọc – A Special Legacy of the Indochinese College of Fine Arts]

Trịnh Lữ (Artist and Translator, Hà Nội)

“Huế trong Hội họa và Mỹ thuật Đông Dương”

[Hue in Indochinese Paintings and Fine Arts]

Associate Professor Phan Thanh Bình (Former Rector of University of Arts – Huế University)

“Tranh Đông Dương trên các sàn đấu giá quốc tế và những câu chuyện phía sau”

[Indochinese Paintings at International Auctions and the Stories Behind Them]

Kevin Vương (Art researcher and PhD candidate, Hamburg University, Germany)

12:30-13:30 ✧ Ăn Trưa / Lunch

13:30-17:30 ✧ Session 2 - Đông Dương: Architecture, Fine Arts, Painting, & Cultural Interactions

Moderator: KTS TS. Lê Phước Anh (Trường Liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN)

*** Note: There will be breaks with tea and coffee between sessions

“Giao thoa văn hoá Đông -Tây qua các hoa văn trang trí trên một số di vật đồ đồng tiêu biểu thời Nguyễn tại Huế”

[East-West Cultural Interactions Through Decorative Patterns on Select Bronze Artifacts from the Nguyễn Dynasty in Huế]

TS. Phan Lê Chung (Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế)

“Giới thiệu các công trình kiến trúc kiểu Đông Dương trong hệ thống kiến trúc cung đình Huế”

[Introduction to Indochinese-Style Architecture within the Hue Imperial Architecture System]

TS. Phan Thanh Hải (Sở VHTT Thừa Thiên Huế)

“Tái tạo không gian thiêng- Cách tân trong kiến trúc chùa Việt Nam giai doan 1900-1960”

[Re/creating Sacred Spaces – Innovations in Vietnamese Temple Architecture from 1900-1960]

Nguyễn Sử (NCS Đại học Waseda)

“Người trí thức và thời cuộc: Nhìn từ cuộc đời, tâm thế và sáng tạo của Kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật”

[Intellectuals and the Times: Reflections on the Life, Mindset, and Creations of Architect Tạ Mỹ Duật]

Architect Dr. Lê Phước Anh (Trường Liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN)

18:00-21:00: An Indochine Rendezvous: Café, Storytelling, Sketching, and Singing Together

Location: Không gian “Phía Sau Những Cánh Cửa – Dạ Khúc Mưa”, 3 Phạm Ngũ Lão

29/8/2024: Thursday

Location: Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế

Address: 23-25 Lê Lợi – Phường Vĩnh Ninh – Thành phố Huế – Thừa Thiên – Huế

8:30-12:30 ✧ Session 3 - Trends and Ideological Values of the Early 20th Century

Moderator: PGSTS. Trần Kiên (Đại học Luật – ĐHQG Hà Nội)

*** Note: There will be breaks with tea and coffee between sessions

“Phấn son tô điểm sơn hà: Trình diễn giới nữ của Phụ nữ tân văn

[Beautifying the Nation: The Representation of Women in Phụ Nữ Tân Văn]

Dr. Phùng Hà Thanh (University of Foreign Languages and International Studies, VNU Hà Nội)

“Đại học Đông Dương: Từ phong trào bài hát thanh niên lịch sử đến chủ nghĩa quốc tế”

[Đông Dương University: From the Historical Youth Song Movement to Internationalism]

Nguyễn Trương Quý (Writer and researcher, Hà Nội)

“Chương trình 14 điểm của Hòa Kỳ (1918) với Phong trào Cách mạng Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam sau Chiến tranh Thế giời thứ nhất”

[The United States’ Fourteen Points Program (1918) and the Revolutionary Movements in Korea, China, and Vietnam after World War I]

TS. Lê Nam Trung Hiếu (ĐH Duy Tân, Đà Nẵng)

“The Colonies Strike Back: When the colonial learnt from the colonized – Từ phòng thí nghiệm thuộc địa tới xã hội chính quốc: trường hợp Việt Nam thuộc Pháp”

[The Colonies Strike Back: When the colonial learnt from the colonized – From Colonial Laboratory to Metropole Society: The Case of French Colonial Vietnam]

PGSTS. Trần Kiên (Đại học Luật – ĐHQG Hà Nội)

12:30-14:00 ✧ Ăn Trưa / Lunch

14:00-16:00 ✧ Session 4 (Part 1) -Creative Industries & Culture: Films & Projects with Đông Dương/Indochinese Settings/Materials

Film Dialogue: Films “Kiếp Hoa” and “Đến Hẹn Lại Lên”
Moderator and Film Introduction: Writer and researcher Nguyễn Trương Quý

14:00-17:30 ✧ Session 4 (Part 2) - Creative Industries & Culture: Films & Projects with Đông Dương/Indochinese Settings/Materials

Overall Discussion Moderator: Writer and researcher Nguyễn Trương Quý

Tham gia thảo luận: PGS.TS. Trần Thị An (Trường Liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN), KTS Trần Quang Trung (ACCESS Design Lab), TS. Phùng Hà Thanh (ĐH Ngoại Ngữ, ĐHQG HN), Nguyễn Thụy Phương (University of Geneva, Switzerland, & Université Paris Cité, France), and GSTS. Phan Lê Hà (Sáng lập Engaging With Vietnam)

30/8/2024: Friday

7:45 - 17:45 ✧ Taking the Huế - Đà Nẵng Heritage Train

7:30: Depart from Huế station (train HD1), arrive at Đà Nẵng station around 10:35

11:00-14:00: Experiencing Đông Dương/Indochine/Indochina and the Creative Cultural Industry at Coffee and Art Spaces, as well as visit iconic Dong Duong sites in Da Nang

16:00: Board train HD4 at Đà Nẵng station, arriving in Huế at 17:45

31/8/2024: Saturday

9:00 ✧ Visit to the Kiến Trung Palace & Selected Indochinese Structures within the Citadel